Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2007

Những bà mẹ ve chai

Những bà mẹ ve chai…

Ngày 6.6.2007, một nhóm những người nhập cư sống bằng nghề thu mua ve chai đã cùng nhau lập quỹ “ Những người mua ve chai” ở Trung tâm nhân đạo Quê Hương số 17/15/11A đường Gò Dầu, quận Tân Phú Tp.HCM. Mỗi tháng, tuỳ theo thu nhập của mỗi ngưòi, họ góp vào quỹ khi từ 2000đ trở lên, bất kì lúc nào rảnh, họ lại tạt qua, nựng nịu và chăm sóc những “đứa con” đỡ đầu của mình…

Cứ sáng sáng, ở trung tâm Nhân Đạo Quê Hương lại rộn rã tiếng cười nói, những đứa trẻ từ sơ sinh tới 7-8 tháng tuổi lần lượt được các “ mẹ” ôm ấp, nựng nịu và cho bú sữa. Tranh thủ lúc sáng sớm, lúc thì vài ba người, khi thì cả chục người thu mua ve chai, các chị qua chơi với các bé một lúc rồi lại tất tả đạp xe đi làm. Ý tưởng thành lập Quỹ do cô Huỳnh Tiểu Hương, giám đốc Trung tâm nghĩ ra, nhưng chính sự nhiệt tình của các “ bà mẹ” ve chai này là nguyên nhân khiến cô muốn tạo sự kết nối giữa họ và các bé.
Có những bà mẹ ve chai đỡ đầu cho các bé suốt 7 năm nay.
Chị Nhi, “ bà mẹ” ve chai lâu năm nhất của Trung tâm Nhân đạo Quê Hương bộc bạch: “ Hồi đầu mới đi qua đây, tôi và mấy chị em cứ ngỡ đây là nhà trẻ, không dám vào, chỉ đứng ở ngoài nhìn vào, lúc gặp chị Hương, nói chuyện vài lần, biết là được vào chơi với các cháu, thế mà quen chân, ngày nào cũng phải qua…”. Mấy chị khác ngồi gần chị Nhi cũng xúm vào góp chuyện: “ Nhìn bọn trẻ cũng trạc tuổi con mình, nhớ lắm…”. Hàng ngày đi làm, các chị lại truyền tai nhau, vậy là các bé ở trung tâm mỗi ngày lại có thêm những bà mẹ mới. Nhóm lâu năm nhất thường xuyên qua trung tâm chỉ có hơn 10 người, suốt 7 năm, cứ sáng sớm hay mỗi buổi trưa, chiều tối, trước khi về nhà, bao giờ họ cũng phải tạt qua thăm các bé một lát. Bây giờ thì những “ bà mẹ ve chai” đã lên tới hơn 50 người.

Không chỉ chị Nhi, những cái tên “mẹ” Nga, “ mẹ” Phượng, “mẹ” Thuỷ ve chai đã trở nên quen thuộc với trung tâm. Trung tâm chỉ có 6 cô bảo mẫu mà phải chăm sóc hơn 30 bé từ sơ sinh tới 7-8 tháng tuổi nên rất cực, nhất là những cô bảo mẫu lại mới 17-18 tuổi, chưa có gia đình nên kinh nghiệm chăm sóc các bé chủ yếu là nhờ…sách. Có những bà mẹ ve chai, không chỉ đỡ tay bế ẵm, cho các bé bú bình mà còn là kho kinh nghiệm hấp dẫn để các cô bảo mẫu chăm sóc các bé. Nhìn những đứa trẻ nhỏ xíu, nằm, ngồi khắp sàn nhà, thiếu người chăm sóc, dỗ đứa này khóc chưa xong lại tới đứa khác, đặt được bé này nằm xuống một lát thì mấy bé khác lại khóc ầm lên, các cô bảo mẫu cũng muốn…khóc theo vì xoay không kịp. Có các mẹ đến, bé nào cũng được cưng, trong nhà chỉ còn tiếng nựng nịu của các mẹ và tiếng ê, a hóng chuyện của sắp nhỏ…
Các bà mẹ ve chai chỉ trạc tuổi từ 25 tới hơn 30, đa số đều có gia đình nhưng phải xa con để vào thành phố mưu sinh. Chị Nhi, quê ở Bắc Ninh, chị Phượng ở Thanh Hoá, chị Nga ở Quảng Ngãi…những bà mẹ ve chai mướn nhà ở rải rác khắp thành phố, thu nhập của họ chỉ từ 1-2 chục một ngày, có hôm về tay không. Những hôm chẳng thu mua ve chai được đồng nào, về nhà cũng chán, đi ngoài đường, thấy người ta đón đưa con cái đi học, lại nhớ con quay quắt, và những đứa trẻ bị bỏ rơi ở trung tâm trở thành nơi an ủi, nơi những bà mẹ này dành tình thương của mình để quên đi những mệt nhọc hàng ngày.

Không có nhận xét nào:

Ống kính nhỏ! ống kính nhỏ....

Ống kính nhỏ! ống kính nhỏ....
28/7/07

Riêng một góc trời

Riêng một góc trời

Phố mùa đông....

Phố mùa đông....
Thành Nam Xuân 2007

Giàn hoa giấy ngày xưa

Giàn hoa giấy ngày xưa