Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2007

Lắng...

Thực tập vừa xong. Chẳng buồn, chẳng vui… Lại đi tiếp. Không quan tâm đời đang hồng hay đang đen. Mọi chuyện cứ ào ào ập đến. Có lúc lliêu xiêu, có lúc muốn quỵ ngã. Nhọc nhằn…Âu lo…Con đường phía trước sâu hun hút. Giấc mơ đêm qua, mình đứng trong đường hầm mà lối ra chỉ là một chấm trắng mờ nhạt. Kệ, cứ đi, cho tới khi kiệt sức. Có thể or không bao giờ mình tới được đốm trắng đó. Nhưng còn hơn đứng một chỗ mà lo sợ. Đi, lại đi…

ong gia harmoica va nhung dua tre lang thang

Ong gia Harmonica va nhung dua tre lang thang




Nguyen Ran, nhung nam sau giai phong
Cây kèn Armonica và những đứa trẻ lang thang

Chiếc mũ sờn vành, mái đầu bạc trắng, ông già tung tẩy chạy xe lòng vòng trên đường cả ngày với chiếc Honda cũ mèm. Giọng cười sảng khoái, ông luôn ào đến bắt tay bất kì ai mới gặp và nói: “A, xin chào! Rân đây…!” như đã quen biết người đó từ rất lâu. Chỉ cần gặp ông, dù đang vướng bận bất cứ chuyện gì, người khách lạ nào cũng đều phì cười vì dáng điệu ngộ nghĩnh của một ông già sắp bước vào tuổi 70…
Cái tên Nguyễn Rân không xa lạ với rất nhiều người trên những đường phố của Đà thành. Từ cô bán vé số ở ga Đà Nẵng, anh chàng chạy xe ôm hay những hàng quán dọc các phố phường. Hỏi Nguyễn Rân, họ trả lời: “A! “bố” Rân của tụi nhỏ đường phố ấy à, “tội” lắm!”. “Tội”- đó là cách nói của người dân Đà thành mỗi khi nhắc tới ai đó với tình cảm đầy yêu thương, thân thiết. Đó là ông “bố” có hàng trăm đứa “con”. “Con” của “bố”, giờ có đứa đã tóc đã lốm đốm sợi bạc nhưng dù đi xa làm ăn ở đâu, mỗi khi nhắc về “bố”, mắt lại lấp lánh chực khóc. Cũng như ông, trong kí ức của mình, mỗi khi nói về những đứa con, ông lại khóc và bảo: “Tội lắm, thương lắm…”.
Năm 2003, ông bị chứng phù não, ai cũng nghĩ ông đã ra đi. Nhưng sau 16 ngày nằm trong trạng thái “thực vật”, ông đã trở về với những đứa con một cách kì diệu mà ngay các bác sĩ điều trị cho ông cũng bất ngờ. Sau cơn tai biến, vốn từ của ông là những cử chỉ bằng tay và vài câu nói: “cái nớ, cái ni này…”, nhưng những đứa trẻ hiểu ông và tất cả đều gọi ông là “bố”. Chúng vây quanh ông nghe ông thổi những điệu nhạc réo rắt, vui tươi từ cây kèn armonica bạc phếch.

“Bố” có rất nhiều “con”…

Ngôi nhà lầu hoành tráng ở một góc phố Đà thành thường xuyên đóng cửa. Đôi khi, hàng xóm mới gặp một ông già tóc bạc trắng, cười nói ồn ào, thích bắt chuyện với bất cứ người nào một lúc rồi mới vào nhà. Mấy đứa trẻ con nhìn ông là lạ một chút rồi như bị nụ cười và những cử chỉ ngộ nghĩnh của ông “thôi miên”, chúng sẵn sàng rời tay ba, mẹ để ông bế. Hai tay hai “nhóc”, ông lắc lắc đầu, miệng “chẹp chẹp” hay lúng liếng chơi trò ú tim làm chúng cười sằng sặc. Đó là Nguyễn Rân. Ông chỉ “lướt” qua nhà cậu con trai cả đang đi làm ở Sài Gòn một lúc để thu dọn bụi bặm rồi đi. “Nhà” mà ông đang ở, chỉ lớn hơn ngôi nhà của con trai một chút, đó là ngôi nhà nằm trên đường Nguyễn Công Trứ, thành phố Đà Nẵng – cũng là một trong 4 “gia đình” nuôi dạy trẻ của Trung tâm bảo trợ trẻ em đường phố Đà Nẵng.
Mới nghe tiếng xe xè xè của ông ngoài cổng, bé Ngọc, bé Hiệp đã tranh nhau ra mở cửa, miệng cười toe, không đợi ông dựng xe, mỗi đứa một bên, ôm chặt lấy ông, hỏi: “Bố, bố đi mô về rứa bố!” rồi lanh chanh kể đủ thứ chuyện ở nhà lúc ông đi vắng…
Trước 1975, Nguyễn Rân với cây kèn Armonica và những điệu nhạc vui tươi lê la khắp các hè phố, nhà ga, bến phà, chợ cá hay sảnh các nhà hát để tìm cách tiếp cận những đứa trẻ “bụi đời”. Ngồi bệt xuống đất, xung quanh Rân là mười mấy đứa trẻ quần áo rách nát, tay chân lem luốc nghe ông chơi kèn và kể chuyện. Chúng là những cậu bé chăn trâu, cắt cỏ từ các miền quê nghèo đói của dải đất miền Trung lưu lạc gia đình vì bom đạn lên thành phố mưu sinh. Ông trà trộn vào bất cứ nơi nào có những bữa tiệc lớn để sau đó, xin những thức ăn dư thừa về một góc hè phố cho những đứa trẻ đang run rẩy vì đói.
Khi Đà Nẵng chưa có Trung tâm bảo trợ trẻ đường phố, Nguyễn Rân cùng với một nhóm bạn từng tham gia phong trào “du ca” trong kháng chiến tự góp tiền và đi xin tài trợ để giúp đỡ những đứa trẻ “bụi đời” bằng cách gom chúng lại, cho ăn và dạy chữ, khuyên bảo chúng không làm bậy.
Ước mơ có một mái nhà cho những đứa “con” đáng thương đã thôi thúc ông “liều” viết thư gửi phu nhân nguyên tổng thống Pháp qua một người bạn làm phụ tá cho bà. Câu chuyện về người đàn ông với cây kèn armonica gắn bó với những đứa trẻ “bụi đời” đã làm cảm động phu nhân tổng thống Pháp. Trong một chuyến thăm Việt Nam năm 1991 của vợ chồng nguyên Tổng thống Pháp, phu nhân tổng thống Danielle Mitterand đã đề nghị gặp đích danh Nguyễn Rân để được tài trợ cho “Dự án dành cho trẻ lang thang” mà Nguyễn Rân đã gửi thư cho bà qua người phụ tá. Ngay sau đó, tổ chức nhân đạo “France Libertes” do phu nhân tổng thống phụ trách đã gửi thư cho ông Nguyễn Đình An, nguyên phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng lời đề nghị hỗ trợ cho dự án của Nguyễn Rân và nhóm bạn lập ra Trung tâm bảo trợ trẻ em đường phố Đà Nẵng. Năm 1991, Trung tâm bảo trợ trẻ em đường phố Đà Nẵng ra đời, do Nguyễn Rân làm trưởng điều hành.
Có được ngôi nhà đầu tiên là “gia đình số 1” cho gần 30 đứa trẻ, ông lại rong ruổi cùng bạn bè trong Trung tâm đi tìm nguồn tài trợ. Từng cái bàn, cái ghế, xoong, nồi hay giường, chiếu, sách vở cho tụi trẻ, họ đều phải đi xin, “ai cho gì cũng lấy”, có những hôm bụng đói, tiền hết, nhìn những đứa con nằm co ro ở nhà đợi “bố”, “mẹ” về, họ lại đi, có khi về gia đình riêng để vay tiền mua gạo cho tụi nhỏ. Có khi cả ngày không xin được gì cho những đứa trẻ, ông cứ đi, cho tới khi chính các con phải đón ông trở về khi ngất xỉu giữa trưa nắng gắt…Lần lượt cho tới nay, Trung tâm bảo trợ trẻ đường phố Đà Nẵng đã có thêm 3 gia đình và một trung tâm dạy nghề dành cho trẻ trưởng thành.

Những cuộc đời “bố” “lượm“ được

Những đứa trẻ trong Trung tâm bảo trợ đường phố Đà Nẵng khi mới thành lập đa số là trẻ “bụi đời”. Khó khăn không chỉ là việc tiếp cận và đưa chúng về với gia đình của trung tâm mà còn phải tạo niềm tin, tình cảm gắn bó thật sự của chúng với “bố”, “mẹ”. Mỗi đêm, Nguyễn Rân lò dò đi khắp các bến phà, nhà ga, chợ cá, hay các ngóc ngách của phố phường dọc bờ sông Hàn tìm “con”. Nguy hiểm luôn kề bên, khi về đêm không chỉ có những đứa trẻ ông tìm mà còn là tụi “ma cô”, cướp bóc rình rập. Nhưng ông cứ đi, cho tới khi sáng hôm sau, ít nhất cũng phải “giành” được một đứa con từ vỉa hè, góc chợ, bãi rác mang về “nhà”.
Nhớ được “bố” Rân “lượm” về từ bãi rác Khánh Sơn, đưa đến với gia đình 2 từ những ngày đầu mới thành lập trung tâm. Nhà có bốn anh em, bố mẹ chia tay, cả bốn phải tự kiếm sống bằng việc lượm ve chai, rửa chén bát thuê. Đêm đêm, mấy anh em lăn lóc ôm lấy nhau ngủ gần bãi rác. “Bố Rân” đến, kiên trì “đeo bám” khi anh không hề tin vào những điều ông nói về một mái nhà, có ăn, có mặc, được học hành, chăm sóc. Ngay cả khi đã về ở trong gia đình, Nhớ và những đứa trẻ khác không quen ngủ giường riêng, tất cả nằm ôm lấy nhau ngủ dưới đất như những ngày còn lang thang để…tự vệ. Giờ đây, Nhớ đã là một giáo dục viên tích cực của câu lạc bộ bảo trợ trẻ đường phố Thảo Đàn tại TP.HCM. Mỗi khi nhắc tới gia đình đã nuôi nấng anh, Nhớ không giấu nổi xúc động, anh vẫn luôn mong muốn có thể trở về và giúp đỡ “bố”, “mẹ” trong gia đình.
Hùng về dự ngày sinh nhật tuổi 15 của gia đình 3, như đứa con đi làm xa trở về với bố, mẹ và những đứa em nhỏ. “Bố Rân” đã “lượm” anh từ thành cầu sông Hàn khi Hùng chỉ muốn nhảy xuồng dòng nước dưới chân cầu. Nỗi tuyệt vọng như phá giới hạn cuối cùng mà Hùng kìm nén, khi những tấm vé số của một đứa trẻ “bụi đời” tật nguyền đang cố bấu víu để sống cũng bị cướp mất. Ít ai biết, anh thợ cắt tóc rất “dẻo” tay ở một góc phố đường Ngô Quyền, thành phố Đà Nẵng đã từng chỉ muốn rời bỏ cuộc sống, anh tâm sự: “Bố đến, nhẹ nhàng giữ tôi lại, đưa tôi về với bố trong một gia đình có những người anh em cũng kém may mắn như tôi, cho tôi ăn, học, có một nghề để sống…”. Điều kì diệu đã đến khi đôi chân tật nguyền sau cơn sốt bại liệt ngày nhỏ của Hùng giờ đã có thể tự đi mà không phải vin vào cây nạng, cũng như Hùng giờ đã tự tin, dám sống và hi vọng.
Đau đáu trong ông ngay cả khi đã có quyết định ngưng giữ chức Trưởng ban điều hành vì sức khỏe là những đứa trẻ trong câu lạc bộ “Ngày mai” ( thành lập năm 1992- NV) đã mất đi một chỗ dựa khi không còn nguồn tài trợ. Đó là những đứa trẻ tuy còn gia đình nhưng đều là lao động chính của cả nhà. Trước đây, trung tâm có điều kiện mở một văn phòng dạy học, hỗ trợ sách vở, quần áo cho chúng nhưng từ khi ông bệnh và các nguồn tài trợ giảm dần thì câu lạc bộ đã ngưng hoạt động.
Lo cho “người dưng”, ông bố thật sự của một gia đình có 5 đứa con đành xao nhãng việc nhà. Lỡ một nhịp trong cuộc đời khi người vợ không chịu nổi người chồng, người cha của gia đình cứ suốt ngày lang thang, hạnh phúc đổ vỡ một lần…Khi người vợ trở về mang theo một người con riêng “gửi” ông nuôi hộ để tìm một bờ vai khác, ông lặng lẽ nhận đứa trẻ bằng tình thương như với tất cả những đứa con trong gia đình.
Mỗi ngày, ông lòng vòng chạy qua “nhà” này một tí, “nhà” kia một tí, cùng với những “bố”, “mẹ” khác của trung tâm lo lắng cho tụi nhỏ dù không còn xốc vác công việc được như khi còn khỏe. Ở đâu có ông già tóc bạc trắng và nụ cười say sưa với trẻ con, ở đó có niềm vui, không còn những khoảng cách, hạnh phúc như rất gần…


Box:
Hình ảnh người đàn ông tóc điểm bạc, ngày đi xin tài trợ cho những đứa con không phải do mình sinh ra, đêm đêm ông lang thang khắp các xó xỉnh bến phà, bãi rác, góc chợ, dọc bờ sông Hàn tìm những đứa con “đi bụi” lượm ve chai, bán vé số, đánh giày…với giấc ngủ chập chờn, hoang mang đã được Đài truyền hình NHK ghi lại bằng những thước phim quay thật khi đi theo chân Nguyễn Rân trong những đêm không ngủ. Chị Kim Cúc, đại diện của Quỹ học bổng AsianNoko Educaticon Fund tại Việt Nam, từng là một trong những sinh viên xem bộ phim “Đại lộ Đông Á” còn nhớ cảnh phim đã gây xúc động với những sinh viên trường Đại học Yama Guchi (Nhật Bản): “ Lượm được một đứa con về, Nguyễn Rân lại tổ chức một buổi họp gia đình. Tất cả ngồi thành vòng tròn, từng đứa một tự đứng lên giới thiệu về mình và hoàn cảnh đã đưa em đến với “bố”,”mẹ”. Có em đang nói thì nín bặt rồi òa khóc: “Bố mẹ anh có gia đình riêng, mẹ dắt anh ra sân ga, bỏ anh rồi đi, anh không thấy mẹ, leo lên xe lửa, đến ga Đà Nẵng thì xuống, rồi anh không biết đi mô nữa…”. Tất cả những đứa con và “bố Rân” cùng khóc, ông không lặp lại nỗi đau của những đứa trẻ nhưng ông muốn chúng gần nhau hơn, yêu thương nhau như một gia đình từ đồng cảm là nỗi đau có thật. “. Sau đó Việt Nam là một trong 3 nước (Việt Nam, Camphuchia,Thái Lan) được nhận học bổng AsiaNoko Education Fund ( Quỹ học bổng dành cho trẻ lang thang ở Châu Á- NV) của trường Đại học Yama Guchi tài trợ cho các gia đình của trung tâm.
Các tổ chức phi chính phủ biết tới Nguyễn Rân qua cuốn sách “Children of the dust” (Trẻ em lang thang, Mikel Flamm – Ngô Thị Kim Cúc) và bộ phim “Đại lộ Đông Á” của Đài truyền hình NHK (Nhật Bản) đã tìm đến với Trung tâm, giúp đỡ những đứa trẻ.

LÊ VÂN – HÀ THANH.

Ống kính nhỏ! ống kính nhỏ....

Ống kính nhỏ! ống kính nhỏ....
28/7/07

Riêng một góc trời

Riêng một góc trời

Phố mùa đông....

Phố mùa đông....
Thành Nam Xuân 2007

Giàn hoa giấy ngày xưa

Giàn hoa giấy ngày xưa